Thursday, August 27, 2009

Nghệ sĩ Lê Tấn Quốc. Cây Saxophone lẻ loi.

9 comments:

  1. Căn bệnh thoái hóa võng mạc sắc tố đã làm đôi mắt anh giờ đây như bị che phủ bởi một làn khói trắng. Vậy mà hằng đêm, người nghệ sĩ không còn khả năng nhìn rõ màu sắc, sự vật ấy vẫn thành công trong vai trò chỉ huy ban nhạc. Lê Tấn Quốc tâm sự: "Từ năm 11 tuổi, tôi được người dượng rể, thường gọi là nghệ sĩ Sáu già (Nguyễn Quang Thế Sang) dạy thổi kèn. Ông gom 15 đứa con nít trong xóm lại dạy không lấy tiền, còn kiếm nhạc cụ cho học, thỉnh thoảng dắt chúng tôi đi đây đó xem biểu diễn văn nghệ. Đầu tiên, ông dạy tôi thổi flute (sáo tây), rồi sang saxophone. Ông vốn là người thích ngao du, từng có ý định đi vòng quanh thế giới bằng xe Lambretta hai bánh, nhưng đến Thái Lan thì bị tai nạn gãy chân phải trở về. Lúc về nước, ông mang theo cây kèn clarinette và thế là tôi được học thêm loại nhạc cụ này". Năm 15 tuổi, Lê Tấn Quốc đã ôm cây saxo đến phòng trà. Tối đi làm, ngày đi học văn hóa. Sài Gòn giải phóng, anh đến làm việc ở Đoàn Ca nhạc Kịch Kim Cương sau khi đã “ráng kiếm cây clarinette” như yêu cầu của ban nhạc. Và rồi cùng các thành viên của ban Shotgun (cũ), anh bắt đầu làm quen với nhạc cách mạng: Những Lá đỏ, Tình Bác sáng đời ta, Bóng cây Kơnia, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh,... trở thành những giai điệu quen thuộc với Lê Tấn Quốc. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lúc sinh thời, cũng dành cho anh nhiều lời ưu ái. Ông nói rằng những “tác phẩm chết” của mình đã được tiếng kèn của Lê Tấn Quốc thổi hồn vào làm cho sống dậy. Những luyến láy với cách “nhả” âm nặng, nhẹ của anh cho người nghe cảm giác như anh đang nghiền ngẫm từng câu hát. Đêm nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương mất, anh đã làm cả khán phòng cùng khóc qua tiếng saxo bài Đêm đông. “Người ta gọi tiếng kèn của tôi là tiếng kèn tâm sự. Bởi khi chơi, tôi đặt hết tâm hồn mình vào giai điệu. Đôi mắt mập mờ thì đôi tai phải choàng hết phần việc còn lại. Cuộc đời tôi vướng nhiều nỗi buồn nên tiếng kèn cũng mang theo số phận...”. Khi đôi mắt của anh bắt đầu bị mờ, Họa Mi (ca sĩ - vợ cũ của anh) đã cố sức đưa anh sang Paris chữa bệnh nhưng các chuyên gia người Pháp cho biết, ngay ở nước Pháp, người bị bệnh này cũng không thể chữa khỏi. Hội người mù ở Paris đã gửi thư đến an ủi và hứa sẽ tìm cách giúp anh nhận trợ cấp tàn tật suốt đời. Tuy nhiên, nghệ sĩ nhất quyết về lại VN vì không muốn trở thành gánh nặng cho vợ và vì không muốn rời xa âm nhạc. Trải qua 35 năm làm nghề, là người được đứng chung sân khấu với nhiều thế hệ, anh vui khi thấy luôn có hiện tượng tre già măng mọc. Nghề thổi kèn, theo anh, cần có thể lực, khối óc và trái tim. Nghệ sĩ giỏi là người phối hợp nhịp nhàng được ba yếu tố này. Một trong những “măng mọc” thuộc thế hệ sau mà anh vừa quý mến vừa ngưỡng mộ là nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn. Anh ca ngợi: "Đó là một tiếng kèn có học". (Theo Người Lao Động) Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

    ReplyDelete
  2. Anh suu tam nhung bai viet that co y nghia. Nhung nguoi tài nang that su thì ko gi co the khien ho chùn buoc. Le Tan Quoc xung danh la mot trong nhung bâ.c thay cua am nhac VN...

    ReplyDelete

  3. Sao hôm nay nhắc Thi đi ngủ sớm khi chưa 9 giờ 30 tối nhỉ? Ông anh Nguyên Hồng này có cơn... Haha...

    ReplyDelete
  4. Đọc qua mới biết Lê Tấn Quốc từng chơi cho Shotgun trước tháng Tư 1975. Vậy, chắc Lê Tấn Quốc đã thuộc vào hàng 50 hoặc hơn nữa, là 60. Tiếng kèn Saxophone của Lê Tấn Quốc thì nổi tiếng rồi. Nguyên Hồng tạo playlist này chắc cũng công phu lắm đây. Hay đó Nguyên Hồng ạ...

    ReplyDelete
  5. Lạ, sao hôm nay Nguyên Hồng nhà ta "rẽ ngoặt" thế này nhỉ? Chắc là bỗng muốn quay về với âm nhạc một thoáng!...

    ReplyDelete
  6. Chỉ là nghe lại cho đừng quên.

    ReplyDelete
  7. bạn ơi giúp mình với, mình muốn chỉnh sửa màu link toàn bộ trong blog mình sang màu khác thì phải làm sao, bạn giúp mình với! (ình dủùng code nha bạn, bạn giúp mình cái code đó nha, cám ơn trược bạn nhé!

    ReplyDelete