Gae Baek(Giai Bá) là tên vị tướng dưới triều đại Paekchae (Bách Tế) (660). Bài gồm 44 động tác, di chuyển trên biểu đồ chữ thập (十) với các đường chéo biểu thị những chiến công hiển hách trong các cuộc nam chinh bắc phạt của tướng quân, và nhấn mạnh những chiêu thức trên đường sổ thẳng dài hơn ở giữa tượng trưng cho kỷ luật sắt của quân đội.
Po-Eun là biệt hiệu của vị trung thần Trịnh Mộng Chu (Chong Mong Chu 1400). Ông là một nhà thơ nổi tiếng, lời tâm huyết của ông đã được nhân dân Triều Tiên thuộc lòng: “Tôi quyết không làm tôi cho vị vua thứ hai nào dù phải chịu khổ hình một trăm lần”. Ông cũng là người tiên phong trong lĩnh vực vật lý học. Bài quyền gồm 36 động tác, di chuyển trên đồ hình hình chữ nhất (一) tượng trưng cho sự chính trực, trung thành tuyệt đối đối với vua và nước của ông.
Là tên vua Kwang Gae (To-wang), vị vua triều đại Koguryo bách chiến bách thắng đã thu hồi được các miền lãnh thổ bị mất bao gồm phần lớn miền Manchuria. Biểu đồ hình chữ thổ (土) biểu thị sự phục hưng và mở mang lãnh thổ. 39 năm trị vì của vua tượng trưng bằng 39 động tác trong bài quyền. Đây cũng là bài quyền được coi là khởi đầu của các bài quyền hệ cao đẳng (huyền đai)
Choong Moo là tên hiệu của một thủy sư đô đốc vào triều đại Lý (Yi, 1592) tên là Yi Xun Sin. Bài quyền gồm 30 động tác di chuyển trên đồ hình hình chữ công (工), kết thúc bằng cú đấm tay trái tượng trưng cho sự lìa đời quá sớm của một nhân tài.
Hwa-rang là tên đoàn hiệp sĩ thanh niên dẫn đầu cuộc chiến đấu nhằm thống nhất Triều Tiên dưới triều đại Silla cách đây khoảng 14 thế kỷ. Toàn bài gồm 29 động tác di chuyển trên đồ hình hình chữ T (丁).
Y Hwang sinh tại vĩ tuyến 37 thuộc Triều Tiên, là danh tài đã từng chủ trương thuyết tân Khổng học tại bản quốc vào thế kỷ 16, được người đời ca ngợi dưới bút hiệu Toi Gye. Bài quyền đặt ra tưởng niệm ông với đồ hình chữ sĩ (士) và 37 động tác chỉ vĩ tuyến 37 nơi ông sinh thành.
Choong Gun là tên nhà ái quốc An Choong Gun đã ám sát vị toàn quyền Nhật Bản Hiro Bumiito, vị quan bảo hộ chủ xướng việc đồng hóa Triều-Nhật trong thời gian Triều Tiên bị Nhật Bản xâm lăng đô hộ. Bài gồm 32 động tác chỉ số tuổi của ông khi ông bị xử tử vào năm 1910 tại nhà tù. Đồ hình của bài hình chữ công (工) nhằm ghi nhớ công lao của ông.
Yul-kok hyong (tên riêng) Triết gia Yi I (Lý Y, (1536-1584) là nhân tài được tôn là Khổng phu tử Triều Tiên có biệt hiệu là Yul Kok. Bài quyền gồm 38 động tác nhằm chỉ vĩ tuyến 38 nơi ông sinh thành. Lược đồ hình chữ sĩ (士) biểu thị tầng lớp trí thức, đại ý nhằm nói lên cuộc đời và sự nghiệp của ông.